Với cuộc sống trong thế giới hiện đại, có rất nhiều thách thức, và nhiều “cám dỗ” khiến bạn phải thức khuya và ngủ không đủ giấc.
1. Căng thẳng & lo lắng: lượng công việc nhiều, làm nhiều việc cùng một lúc, sự xao nhãng mất tập trung, tiếng “bing bing” từ tin nhắn, zalo, email,… khiến cơ thể chúng ta luôn ở trong trạng thái “chiến đấu”, căng thẳng và lo lắng. Điều này tác động đến sự cân bằng nội tiết tố bên trong. Cùng với lượng công việc nhiều ta muốn cơ thể trong trạng thái tỉnh táo để hoàn thành công việc, do đó, cơ thể bị rơi vào cơ chế thức lâu hơn và tác động tiêu cực đến giấc ngủ.
2. Lịch trình bận rộn: dường như không đủ thời gian và khi đêm về đặt mình trên chiếc giường, bạn mới có thời gian suy nghĩ và sắp xếp tâm trí. Mọi thứ cứ quay cuồng khiến bạn phải bận tâm và mất thời gian mới tiến vào giấc ngủ.
3. Sử dụng thiết bị điện tử nhiều vào buổi tối: dùng điện thoại, laptop và máy tính bảng vào buổi tối khiến mắt bạn phải tiếp xúc với ánh sáng chói và ánh sáng xanh, làm rối loạn nhịp sinh học, khiến cơ thể khó biết khi nào nên thư giãn và chuẩn bị đi ngủ.
4. Chế độ ăn uống & lối sống: chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, nhiều caffein, rượu bia, thực phẩm có đường, sẽ ảnh hưởng xấu gấp đôi đến giấc ngủ, khiến bạn càng ngày càng khó ngủ hơn.
5. Môi trường và tiếng ồn: thành phố đông đúc, ánh sáng, tiếng ồn từ môi trường bên ngoài thậm chí đến từ hàng xóm cũng có khả năng gây gián đoạn giấc ngủ của bạn.
6. Những giấc ngủ ngắn: thiếu ngủ, sự mệt mỏi kéo đến khiến bạn phải chợp mắt vào ban ngày để lấy lại năng lượng. Đây được xem là giải pháp giúp dân văn phòng lấy lại năng lượng ngay lập tức. Tuy nhiên điều này sẽ tác động đến giấc ngủ ban đêm, gây ra một vòng luẩn quẩn của buồn ngủ và ngủ trưa.
7. Rắc rối với thuốc ngủ: để giải quyết nhanh vấn đề, ngày nay, có rất nhiều thứ được gọi là hỗ trợ giấc ngủ, từ chất bổ sung melatonin đến thuốc ngủ, trà và cồn thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên hay lâu dài vào những loại đó có thể gây nên các tình trạng lệ thuộc hoặc cơ thể mất đi cơ chế “ngủ” tự nhiên.
Ngủ không chỉ đơn giản là bạn nhắm mắt và ngủ. Đó là cả một quá trình vận động bên trong để não chuyển từ trạng thái thức sang ngủ (tạo ra melatonin “hormone ngủ”). Quá trình này là sự kết hợp cùng nhau thúc đẩy thư giãn, làm chậm nhịp tim, co thắt cơ và giúp kiểm soát lo lắng.